Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Hành trình làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của bà Hứa Thị Phấn

Vụ án bà Hứa Thị Phấn làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng đang trở thành tâm điểm của dư luận hiện nay, vây bà tiểu sử bà Hứa Thị Phấn như thế nào và bằng cách nào bà có thể chiếm đoạt số tiền khổng lồ hàng nghìn tỷ đồng vẫn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp bạn có được cậu trả lời. 

Hành trình làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của bà Hứa Thị Phấn 


Theo điều tra, trong 2 năm 2009-2010, bà Phấn (người sở hữu 84,92% cổ phần trong nhóm cổ đông Phú Mỹ) đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên thâu tóm Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank và là người đứng sau hoạt động của ngân hàng lúc bấy giờ. Sau đó, bà tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình, nhờ 29 cá nhân đứng tên vay của TrustBank số tiền lên tới 3.581 tỷ đồng.


Kết quả tìm hiểu của cơ quan chức năng cho thấy sau khi lui về làm cố vấn, bà Phấn cùng với 2 cá nhân thân cận là Chủ tịch Hội đồng quản trị thời bấy giờ - ông Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục rút tiền của TrustBank thông qua các phi vụ đầu tư, mua bán bất động sản…

Trong giai đoạn này, bà Phấn đã chỉ đạo TrustBank trực tiếp đầu tư trái phép 1.038 tỷ đồng dự án bất động sản. Cụ thể, ngân hàng đã đầu tư 137 tỷ đồng vào Dự án Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Dĩ An, Bình Dương). Dự án này được Công ty Phú Mỹ (bà Hứa Thị Phấn làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên) làm chủ đầu tư. Không chỉ có vậy, dưới sự chỉ đạo của bà Phấn, Ngân hàng Đại Tín lại tiếp tục đầu tư 571 tỷ đồng vào Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Mỹ Garden II (Bến Lức, Long An) do Công ty Cổ phần Phú Mỹ làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, bà Phấn còn chỉ đạo TrustBank đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án: The Star City và Go - Go City tại huyện Nhà Bè (TP HCM) do Công ty Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư.



Bà Phấn tại phiên toà xử vụ Phạm Công Danh. Ảnh: Q.T.


Sau những thương vụ nêu trên, bà Phấn đã thực hiện công cuộc chuyển giao TrustBank. Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng này về Ngân hàng Đại Dương, ông Hà Văn Thắm, lúc bấy giờ là Chủ tịch OceanBank gặp bà Phấn (đang là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại ngân hàng cho mình.

Tháng 2/2012, bà Phấn giao cho cấp dưới ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84,92% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín cho ông Thắm, kèm theo việc Chủ tịch OceanBank phải chịu trách nhiệm trả nợ và được sở hữu tài sản từ các khoản vay hơn 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét