Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Ngân hàng đại tín: tòa xét xử trùm bất động sản Hứa Thị Phấn

Cụ thể, tháng 1-2008, bị can Phấn đã mua mảnh đất tại số 5 Phạm Ngọc Thạch, địa chỉ tại phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh với giá 371 tỷ đồng. Đến tháng 10-2008, Phấn bán lại cho Công ty cổ phần địa ốc Lam Giang (công ty do Phấn làm chủ cho Lâm Kim Dũng đứng tên Giám đốc) với giá 426 tỷ đồng.
Đến tháng 8-2011, Phấn đã chỉ đạo Công ty TrustAsset không có chức năng thẩm định giá để thẩm định giá nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch lên 1.268 tỷ đồng, trong khi giá thị trường thời điểm tháng 2-2012 của mảnh đất trên được xác định là 154 tỷ đồng (chênh lệch 1.105 tỷ đồng).
Từ biên bản thẩm định giá của Công ty TrustAsset, Phấn đã chỉ đạo HĐQT và Ban điều hành Ngân hàng Đại Tín mua lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch với giá 1.260 tỷ đồng (tương đương 42% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín) mà không thông qua Đại hội cổ đông. Đến tháng 2-2012, Ngân hàng Đại Tín đã thanh toán đủ số tiền 1.260 tỷ đồng cho bị can Phấn và đã hạch toán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch vào tài sản của ngân hàng.
Như vậy, bị can Phấn đã chuyển nhượng lại cho Ngân hàng Đại Tín mảnh đất số 5 Phạm Ngọc Thạch với giá cao gấp 8 lần giá trị thị trường. Số tiền bị can Phấn hưởng lợi từ việc nâng giá căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là 1.105 tỷ đồng.
Theo kết luận Thanh tra Ngân hàng Đại Tín ngày 10-7-2012 xác định, thời điểm ngày 29-2-2012, Ngân hàng Đại Tín đã bị lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu hơn 2.800 tỷ đồng, nên số tiền 1.105 tỷ đồng bị can Phấn chiếm đoạt từ việc nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch rồi bán cho Ngân hàng Đại Tín là tiền gửi, đến nay không thu hồi được, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín 1.105 tỷ đồng. Hành vi của Phấn đã phạm vào tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999.

Với thủ đoạn tương tự, Hứa Thị Phấn còn chỉ đạo các cá nhân có quan hệ họ hàng hoặc nhân viên dưới quyền, đứng tên mua 25 bất động sản khác, rồi mua đi bán lại trong nhóm, để nâng khống giá trị bất động sản. Sau đó, bị can Phấn dùng ảnh hưởng của mình, chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín định giá khống cao gấp từ 2 đến 8 lần giá thị trường.
Như vậy, Hứa Thị Phấn đã chỉ đạo Hội đồng quản trị và Ban điều hành Ngân hàng Đại Tín mua lại tổng số 26 bất động sản (với lý do mở rộng hệ thống hoặc đầu tư bất động sản), với tổng giá trị 3.580 tỷ đồng, tương đương với 119% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín. Nhưng thực chất là để bị can Phấn rút ruột và chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Đại Tín.
Trong khi Ngân hàng Đại Tín đang vượt quá tỷ lệ mua sắm tài sản cố định; dẫn đến 15/26 bất động sản, với giá trị mà Ngân hàng Đại Tín bỏ ra để đầu tư mua là hơn 2.424 tỷ đồng không thể hạch toán vào tài khoản tài sản cố định của ngân hàng.
Theo kết quả thẩm định giá trị trường tháng 9-2014, 26 bất động sản mà Ngân hàng Đại Tín đầu tư chỉ có giá trị là 1.369 tỷ đồng. Qua đó, hành vi của bị can Phấn và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng) hơn 2.129 tỷ đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét